ITi 5:19.
Cảm xúc
hay những nỗi buồn riêng tư, hơn là sự kiện, gây ra phần lớn xung đột trong hội
thánh. Cầm cân nẩy mực là chức vụ sống chết của chúng ta.
Khi suy
gẫm sách Giô-suê chương 10 nói về năm vua xứ Ca-na-an, vị
vua cầm
đầu mà Giô-suê và quân đội của ông phải chinh phục tên là A-đô-ni Xê-đéc có
nghĩa là ‘Chúa của Công lý’. Y làm vua trên Giê-ru-sa-lem; nghĩa là ‘cư dân của
công lý.’ Đây là hình ảnh về đồn lũy của Sa-tan trên hệ thống công lý. Cần phải
chinh phục y trước khi thiết lập công lý và thủ đô hoà bình (Giê-ru-la-lem của
chúng ta) được biết đến.
Trong hội
thánh ngày nay cũng thế, chúng ta phải thắng hơn sự bất công nhờ áp dụng sự khôn
ngoan của Đức Chúa Trời; đây là vũ khí của chúng ta. Phải tuyên chiến với ma qủi
bằng những nguyên tắc đúng đắn, chớ không phải chỉ những buổi cầu nguyện om sòm.
Buổi nhóm cầu nguyện nóng sốt của những người không sống theo những nguyên tắc
công lý thiên thượng qủa là ngớ ngẩn và thảm họa!
Chúng ta
cần học hỏi để trở nên công chính. Hơn bất cứ điều gì khác, một người cha bất
công tạo ra sự giận dữ trong gia đình. Thà là để mặc cho lũ trẻ hơn là kỷ luật
chúng để rồi sau đó nhận ra sự thể sai lầm vì mình đã không tìm hiểu rõ ngọn
ngành câu chuyện. Đôi khi chúng ta có khuynh hướng kỷ luật trước rồi mới tìm
hiểu sự kiện sau. Chúng ta nên nắm rõ sự kiện trước! Nên luôn chuyên tâm áp dụng
lẽ công bằng. Chúng ta có khuynh hướng phán xét và hình thành các ý niệm qua cảm
tính; qua quan điểm hay trường phái bị phân cực của mình. Tôi tin rằng 80% quan
niệm bao quát trong thế gian đều lệch lạc! Họ không dựa vào sự kiện, đúng ra là
dựa vào nghe và nói.
Chúng ta
chấp nhận đau đớn trong việc tra tìm sự kiện để giúp cho việc phán xét trong hội
thánh trở nên ưu việt hơn các toà án ngoài đời. Phải trả lại công lý, đem lại lẽ
phải cho qúi mục sư và dân sự khi họ lâm cơn khó xử. Kinh thánh nói, “từ
miệng của hai hoặc ba nhân chứng thì vấn đề được thiết lập.” Cần phải dựa
vào những nhân chứng đáng tin để phân xử công bằng.
Lúc nào
cũng có những tín hữu “hỡi ôi” sẵn sàng loan đi những tin đồn thất thiệt. Những
phúc trình sai lạc làm tổn hại đến danh giá của người khác.
Qúi mục
sư có thể nghi hoặc những người không chứng kiến tận mắt. Rồi họ có thể biến
những nghi hoặc ấy thành sự kiện và phản ứng cách tùy tiện. Điều này gây nhiều
bất hoà trong hội thánh. Qúi mục sư và lãnh đạo thường phạm lỗi lầm này, nếu họ
không lưu ý phản ứng của mình.
Mục sư có
thể phát huy ‘hoang tưởng’. (Là một mặc cảm bị hại, có khuynh hướng không bình
thường để nghi ngờ và thiếu tin tưởng người khác..) Cần phải khá đại lượng để bỏ
qua nhiều điều và mặc lấy thái độ tích cực.
Tướng
Hague là tham mưu trưởng của Bộ Quốc Phòng Mỹ, có lần đã đưa ra một nhận định
khá thú vị. Trong một buổi họp các tư lệnh trưởng gồm các tướng lãnh và đô đốc
tầm cỡ, ông đã gặp một trong những nan đề lớn nhất, đó là họ vội vàng phán đoán
trước khi nghe qua toàn bộ sự kiện về tình huống ấy. Ông nói rằng một khi đã
phân cực (ngả về một phía) về một quan niệm nào đó rồi thì thật là nhiêu khê để
đưa họ trở lại vị trí trung dung. Đây cũng có thể là là một trường hợp trong
thực trạng hội thánh. Quả là một công việc khó khăn để đem một nhóm người đã bị
phân hoá trở lại sự hiệp nhất. Nó đã lập trình trong tâm trí chung của cả nhóm.
Có thể phải mất nhiều năm nhiều tháng để được giải thoát bởi ân điển và sự khôn
ngoan tin kính đến từ Đức Chúa Trời. Thơ Ga-la-ti nói, “trường phái là bông trái
của xác thịt.”
Chúng ta
cần phải có quan điểm thật rõ ràng. Thẩm phán Kermitt Bradford ở bang Atlanta
từng phát biểu nhân chuyến viếng thăm đất nước New Zealand, “Là những thẩm phán
chúng ta phải học cách rút lại sự phán xét”. Tôi thường ngẫm nghĩ về tư tưởng ấy
và thấy đó quả là một sự trưởng thành thực sự. Hãy rút lại sự phán đoán cho đến
khi có tất cả sự kiện thiết thực để phân xử.