2. Hãy Tin Tưởng Dân Sự, Ngưỡng Vọng Cao Nơi Họ

Phil 1:21
Thật dễ thất vọng đối với dân sự. Họ có thể làm quí vị ngã lòng. Chẳng hạn: Nếu họ không chịu vùng dậy như con ong chăm chỉ sau một tháng quí vị dành thời gian để giảng dạy về chủ đề ‘Phục vụ’, quí vị có thể dễ dàng lên án họ! Thật dễ nổi cáu rồi mắng mỏ họ. Quí vị không thể thay đổi dân sự bề ngoài hay bề trong bằng phương cách này.

Chúng ta phải ngưỡng vọng cao đối với dân sự mình. Ví dụ: Nếu đánh giá thấp con cái mình thì chúng ta thì chúng ta sẽ nhận lấy cái điều chúng ta mong đợi. Chúng ta phải nhìn thấy tiềm năng và khuyến khích điều tốt trong chúng. Hãy nắm vững nghệ thuật tìm kiếm mặt tốt của mỗi người và xây dựng trên mặt tốt ấy.
Một thái độ tốt đối với dân sự mình thật rất quan trọng. Chúng ta phải yêu thương dân sự và tin tưởng những người mình dẫn dắt có những thiên hướng tối ưu. Chỉ khi ấy chúng ta mới có thể nhận được điều tốt nhất từ nơi họ. Nếu lãnh đạo theo kiểu cảnh sát, là cứ theo dõi những mặt xấu nhất của ngưới ta, thì rốt cuộc chúng ta sẽ nhận lấy cái mặt tệ hại nhất. Những người ấy sẽ chẳng bao giờ vươn lên đến tầm thước vóc giạc của mình trong Chúa Cứu Thế.
Folded Corner: Goethe phát biểu, “Đối xử với con người theo bề ngoài, bạn sẽ khiến họ nên tệ hơn. Nhưng đối xử dường như họ đã đạt được theo khả năng họ có thể trở thành, bạn sẽ khiến họ trở thành con người ấy.”

Ví dụ: Nếu con trai của quí vị bị bắt quả tang ăn cắp vặt, có thể chỉ là một món đồ chơi trong cửa hàng, quí vị có thể nổi nóng và nói, “Thằng nhóc kia - mày là đồ ăn cắp! Từ nay trở đi tao sẽ để mắt đến mày.” Lần sau nó có thể sẽ ăn cắp nữa, bởi vì nó đã bị gán cho cái danh hiệu ấy với sự đánh giá quá thấp của quí vị. Tốt hơn hãy nói, “Này con, hành động ấy chẳng giống con chút nào. Ăn cắp là điều quấy, nhưng một đứa trẻ tốt như con thì chẳng ăn cắp đâu. Con là cậu bé không lấy của ai nhưng chỉ biết cho người khác.” Xin hiểu cho là tôi không có ý nói rằng quí vị sẽ không kỷ luật cháu về việc sai quấy ấy.
Xin đơn cử: Mẹ Theresa đã nhìn thấy Chúa Giê-xu trong mọi người, cái tiềm năng của mọi người có thể được ở trong Thiên Chúa.
Vậy chúng ta cũng nên thường xuyên nâng con người lên lý tưởng cao vời ấy. Sứ đồ Phao-lô đã làm như vậy. Trong hầu hết thơ tín của mình, ông luôn luôn bắt đầu bằng sự ngưỡng vọng cao về hội thánh. Dầu người Cô-rinh-tô thật là xác thịt, thế mà ông vẫn gọi họ là “các Thánh đồ của ơn gọi thiên thượng trong Chúa Cứu Thế Giê-su.” Ông đã thấy tiềm năng của họ, và rồi trưởng dưỡng họ hướng tới ơn gọi từ trên cao ấy. Vâng, nhiều lần ông đã quở trách họ, nhưng không bao giờ xem thường.
Folded Corner: Đừng gọi họ là chậm, thậm chí họ có chậm chăng nữa

Tương tự, đối với con cái cũng thế. Nếu đứa trẻ chậm chạp, chúng ta có thể rơi vào sai lầm nghiêm trọng là đặt cho nó cái tên “Chậm”. Điều này sẽ lập trình vào bản tánh của nó. Chúng ta phải gọi theo cách tích cực, dường như trái với mặt tiêu cực của sự vật! Giống như Đức Chúa Trời đã làm như thế! Hãy đặt cho nó là “Nhanh”, điều này sẽ đem vào trong nó thái độ tích cực tươi mới để thay đổi nó. Tôi đã thấy điều này có tác động trên con cái của mình.
Tôi có nghe về một thí nghiệm khá thú vị với một lớp học sinh. Người ta giao học sinh của năm học trước cho một nhóm giáo viên bảo rằng đây là những học sinh xuất sắc đã qua kỳ thi trắc nghiệm khả năng. Thực ra thì kết quả cuộc thi thi này được phân bố và chọn lựa hoàn toàn theo may rủi do đó không phải tất cả đều là học sinh ngoại hạng. Tuy nhiên, các giáo viên đều có ấn tượng cho rằng tất cả đều là học sinh xuất sắc. Kết quả cuộc thi trắc nghiệm vào cuối năm học ấy quả là đầy bất ngờ. Vì thầy cô giáo ngưỡng vọng nhiều nơi các học sinh nên lũ trẻ cũng tự tin hơn. Sự thay đổi duy nhất của năm học ấy là thay đổi thái độ của các giáo viên. Có một sự tương tác tinh tế giữa thầy và trò. Rất có thể giọng nói, nét mặt, bộ điệu v.v.. của thầy cô đã vô tình diễn đạt niềm mong đợi của họ đối với các học sinh, do đó chúng được khích lệ và thêm tự tin để học tập tốt. Nguyên tắc này cũng được áp dụng tương tự giữa mục sư và bầy chiên của ông. Chúng ta phải thể hiện lòng ngưỡng vọng cao đối với dân sự mình bằng thái độ và lời nói.
Qúi vị cần phải thường xuyên nói với hội chúng là họ rất tuyệt vời, nhưng phải rất thành thật về điều này. Chúa Giê-xu đã chọn làm việc với những con người không mấy xuất chúng. Ngài đã tin tưởng họ và họ biết điều ấy. Không phải lúc nào Ngài cũng nuông chiều nhưng họ biết Ngài thực sự quan tâm. Trừ Giu-đa ra, họ đã trở nên những con người mạnh mẽ biết bao!
Đa-vít là một ví dụ khác. Chắc hẳn ông phải có những sở trường nào đó để có thể động viên những người cộng sự của mìng trong công cuộc kiến tạo Israel. Những kẻ vô danh tiểu tốt ở hang A-đu-lam theo phò ông nay đã thành những con người dũng mãnh. Trước đó họ chỉ là nhựng kẻ nợ nần, chán đời và bất mãn. Chắc hẳn ông đã tin tưởng và yêu thương họ. Kết quả là họ tin tưởng và yêu thương ông. Dân sự sẽ không tin tưởng qúi vị trừ phi qúi vị tin tưởng và phục vụ họ.
Yêu những con người đáng yêu và khen thưởng họ khi làm tốt công việc thì quả là một việc dễ. Nhưng chúng ta cũng cần yêu thương những con người trái tính trái nết nữa. Con mắt đức tin sẽ tách những sai quấy ra để tập chú vào tiềm năng của họ.
Một khi qúi vị nhìn thấy tiềm năng của dân sự qua tình yêu và ánh mắt của Đức Chúa Trời thì họ sẽ nắm bắt những tiềm năng ấy. Qúi vị sẽ trở thành một lò sưởi tỏa ra tình yêu của Đức Chúa Trời. Rồi qúi vị sẽ phản ánh tấm lòng yêu thương của Cha Thiên Thượng đến với họ. Xin đừng bao giờ đánh giá thấp sự diệu kỳ và quyền năng của tình yêu ấy.
Folded Corner: Hãy nhìn thấy tiềm năng của dân sự qua tình yêu của Chúa

Không phải tự nhiên chúng ta có được tình yêu này đâu. Xin đưa ra một ví dụ: có một thời chúng tôi nuôi dưỡng một bé gái nhỏ có nan đề về sự khước từ. Cháu cứ bám lấy tôi đến độ tôi cảm thấy mình muốn đẩy nó đi chỗ khác. Cháu cũng làm nhiều điều trái khoáy để thử xem chúng tôi có thực sự yêu thương nó hay không, tinh thần khước từ trong cháu thực đang thử thách chúng tôi. Những ‘xung động’ khước từ của cháu khiến tôi muốn khước từ nó, thậm chí khi ấy tôi biết mình không nên làm như thế.
Đây là cách tôi đã thắng hơn phản ứng của mình. Ban đêm khi cháu ngủ, tôi thường ngồi bên cạnh giường của nó. Tôi nhìn cháu và thương yêu tự đáy lòng mình. Khi đã bắt đầu cầu nguyện để thực sự muốn yêu thương cháu, chẳng mấy chốc nó không còn đeo theo tôi với thái độ ‘đeo bám khước từ’ ấy nữa. Giờ đây cháu đã thực sự cảm nhận tôi thực sự yêu thương và chấp nhận nó. Cháu đã nắm bắt sự thay đổi trong tâm linh tôi. Tình yêu và lòng ngưỡng vọng của tôi đối với cháu đã làm thay đổi.
Đôi khi qúi vị cần làm điều này đối với con dân Chúa trong hội thánh, những ngưới thường phát ra những ‘xung động’ khước từ. Dân sự nắm bắt những gì trong tâm linh của qúi vị hơn là những gì qúi vị thực sự nói. Chúng ta phải dành thời gian ở trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời, để rồi tâm linh của Ngài trở nên một phần của chúng ta. Đó là tình Phụ –Tử chân thật.
Nếu tinh thần của qúi vị chân chính thì hội thánh dễ bỏ qua những sai lầm của qúi vị, bởi lẽ họ biết tấm lòng của qúi vị là ngay thẳng.
Hẳn qúi vị còn nhớ trong Sa 32:14-33:10. Gia-cốp đã vật lộn với Chúa suốt một đêm dài. Khi vị thiên sứ đánh vào đùi đến nỗi phải đi khập khiễng thì ông đã nhìn anh mình một cách khác. Ông thấy gương mặt của Ê-sau là gương mặt của Chúa (c.10). Chẳng phải là Ê-sau đã thay đổi, nhưng Gia-cốp đã thấy Ê-sau trong một ánh sáng mới. Vào lúc này tên ông đã được đổi từ Gia-cốp thành Israel, nghĩa là ‘hoàng tử’. Khi mang tư cách hoàng tư, chúng ta sẽ nhìn con người theo một cách hoàn toàn khác biệt.
Khi được Đức Chúa Trời xử lý, làm cho khiêm nhường, chúng ta sẽ thấy
anh em mình một cách khác hẳn. Không còn theo xác thịt, nhưng chúng ta nhìn thấy anh chị em mình trong Chúa Cứu Thế.
Folded Corner: Khi được Chúa làm cho khiêm hường, chúng ta sẽ thấy anh em mình theo một cách khác hẳn.

Tôi có một hồ sơ cầu nguyện ghi lại danh tánh và chi tiết của từng vị lãnh đạo và con cái họ. Khi lần lượt cầu nguyện cho từng người, họ trở nên thân thiết ruột thịt với tôi biết bao!
Vì lòng con người thật là xấu xa, có một điều tinh tế mà chúng ta cần phải canh giữ. Tình yêu mà chúng ta dành cho họ có thể trở thành công cụ để sai khiến họ làm điều mình muốn. Mục sư có quyền lực để vận dụng cách sai trật. Đây không phải là bản chất của tình yêu chân chính.
Thậm chí chúng ta có thể dùng ân điển để điều khiển người khác nữa. Tôi nhớ một trường hợp xảy ra khi còn làm trong doanh nghiệp. Một sáng nọ, theo thông lệ, tôi vào xưởng để thăm nhân viên của mình. Khi bước vào phân xưởng đúc khuôn ống chích để hỏi chuyện viên trưởng xưởng thì thấy gương mặt anh giận tím lên. Tôi lên tiếng, “chào anh Jack, có gì trục trặc thế?” Anh đáp cách giận dữ, “Đêm qua ai đã để cái khuôn ấy không đóng lại trên cái máy này vậy?” Tôi đáp, “Thực ra là tôi đấy.” Anh đã cự tôi cách giận dữ về việc này. Trong quan điểm của tôi thì việc này không có gì là nghiêm trọng và chẳng có tai hại gì, nhưng Jack thì có vấn đề.
Bị ê mặt, phản ứng của tôi về việc bất công này không khá chút nào. Tôi có thể cảm nhận cơn giận của mình đang âm ỉ dâng lên bên trong, cũng giống như một thứ hoá chất mạnh! Không cần đáp trả, tôi quay đi và bước qua phân xưởng trở về văn phòng. Để khiêu khích tôi muốn quay lại trả đũa anh tại chỗ. Tôi chợt nghĩ thế. Chỉ có một điều duy nhất cản tôi lại, ấy là anh ta quá giá trị đối với công ty của tôi!
Về tới văn phòng, ngồi xuống mà trong lòng vẫn hậm hực. Thế rồi một ý tưởng là lạ chợt đến. Có lẽ tôi nên cầu nguyện xin Chúa ban ân điển; nhưng thực sự tôi không muốn ân điển! Tôi chỉ muốn nổi nóng thôi! Có cái gì đó miễn cưỡng, tôi đành kêu xin Chúa ban ơn. Lạ lùng thay Ngài đã đáp lời. Trạng thái của tôi hoàn toàn thay đổi, Linh của ân điển đã đổ trên tôi. Quay lại xưởng để gặp Jack và thành thật xin lỗi anh, ngay lúc ấy Jack đang bước vào văn phòng, vậy nên tôi nói, “Tôi thành thành thực xin lỗi vì đã làm cho anh nổi giận, anh tha thứ cho tôi chứ?” Vâng, anh không biết đối phó ra sao với ân điển. Chúng tôi đã bắt tay nhau trong khi anh ta cứ lẩm nhẩm điều gì đó. Anh biết cách đáp trả kẻ đánh trả nhưng ân điển đã giải giáp anh. Từ hôm ấy trở đi anh theo tôi đi khắp xưởng và phục vụ tôi cách đắc lực chưa từng thấy. Ân điển đã thắng trận so găng ấy!
Thế rồi tôi bắt gặp một vấn đề mới. Cái bản chất xác thịt tinh khôn trong tôi bảo rằng, “đó là một phương pháp tốt mà ta phải xử dụng trong tương lai!” Qúi vị thấy đấy! Tôi có thể dùng ân điển làm một công cụ để vận dụng người khác. Ân điển phải xuất ra từ tâm linh của chúng ta, lúc nào cũng phải chân chính. Tấm lòng con người chúng ta thật xảo quyệt biết bao!
Folded Corner: Hãy cứ đánh giá cao con dân Chúa

Môi-se là con người khiêm hoà, nhưng sự lằm bằm liên tục của con dân Y-sơ-ra-ên cuối cùng đã khiến ông nổi giận và hậu quả là trật phần đi vào đất hứa Ca-na-an. Đức Chúa Trời không vui lòng nếu chúng ta xem thường dân sự của mình.
Chúng ta không thể phản ứng lại theo cách đôi khi họ hành sử đối với mình. Nếu làm như thế, chúng ta sẽ nhận lãnh một hội thánh tiêu cực, làm tổn hại và cô lập chính mình qua sự thương tổn.
Thật dễ quên rằng thành công hay thất bại của chúng ta được quyết định bởi khả năng làm việc với người khác và giúp họ thực thi tối đa chức năng của mình. Vì điều này đem lại một phần thưởng lớn lao.